Làm Content như thế nào cho hiệu quả?
Và thời buổi này, thật khó để người ta không nhắc đến 2 từ Content, vì nó gần như là giá trị cốt lõi trong mọi vấn đề, mọi lĩnh vực, mọi phương thức. Nếu bạn có một sản phẩm hay đến mấy, mà Content bạn làm để giới thiệu sản phẩm đó không được tốt, thì khả năng rất cao là chả ai mua hàng của bạn. Nếu bạn có kiến thức về một lĩnh vực (một ngạch nào đó) mà bất cứ ai cũng thèm muốn, rồi bạn viết Content như “…” thì họ (tức là bất-cứ-ai kia) cũng xách-mông-lên-và-đi!
Việc làm Content tốt sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn, nhiều người quan tâm đến bạn hơn (đó là những công chúng mục tiêu), chương trình của bạn chuyên nghiệp và tuyệt vời hơn, hay thậm chí là các kỹ năng sống của bạn cũng tăng lên rõ rệt. Bạn viết nhiều, khả năng sử dụng ngôn ngữ của bạn sẽ tốt dần lên, vốn từ của bạn sẽ tăng lên, và những vốn từ và cách sử dụng ngôn ngữ đó sẽ giúp bạn có khả năng nói, giao tiếp tốt hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, nhiều cơ hội hơn…
Nếu để nói về những hiệu ứng tích cực từ việc làm Content tốt mang lại thì mình có thể liệt kê ra một đống lý do, nhưng ở đây mình chỉ muốn nói Content trong thời đại công nghệ số này nó cũng như chính bản thân chúng ta trong cuộc sống, đầu tư vào Content luôn là một sự đầu tư cần thiết và đầy khôn ngoan.
Biểu hiện của một Content không tốt là: không có người quan tâm, không có các tương tác xã hội, phản hồi từ người xem (với cùng một loại đối tượng mục tiêu) không đồng nhất (người khen quá nhiều, người chê cũng không ít),… Và rõ ràng là trong chúng ta, ai cũng đau đầu về vấn đề này.
VẬY, LÀM CONTENT NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
Nói đến làm Content, thì nó rộng lớn vô cùng, và tất nhiên bài viết này không hướng đến với sản phẩm A thì phải phân tích như thế nào, sản phẩm B thì phải viết ra sao…. Vì nếu để viết về những cái đó thì bao nhiêu cũng không đủ. Ở bài viết này mình sẽ chủ yếu hướng đến vấn đề : “Làm thế nào để viết một nội dung tốt?” – Có nghĩa là có người đọc, nhiều người khen, và nó có ích cho bạn (thường là về sau).
Dưới đây là một vài kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng Content, nó có thể là đúng, là sai, nhưng hãy thử đứng dưới góc nhìn của một-kẻ-mới và đọc nhé bạn. Sự trải nghiệm luôn là cần thiết.
Việc làm Content của bất kỳ một người nào đó thường sẽ theo một quy trình:
- Xác định được chủ đề mình cần làm Content.
- Xác định được mục tiêu (hiệu quả).
- Làm Content để đáp ứng mục tiêu đó.
- Đo lường mục tiêu (hiệu quả).
Và thường thì mọi người hay bỏ quả (2) và (4). Rất hiếm trường hợp một Content được viết ra khi không có bất cứ một mục tiêu nào có thể đạt được những hiệu ứng tích cực. Vậy nên trước khi làm Content, chúng ta hãy thử dành ra một chút thời gian để định hình và mường tượng ra mục tiêu (hiệu quả) mà Content đó mang lại. Bạn sẽ hình dung ra được những việc mình cần làm, đầu tư vào Content tốt hơn và có thêm động lực để làm.
Lưu ý: Để mọi người dễ hình dung, trong bài này mình sẽ trực tiếp phân tích bài viết: “Xây dựng quy trình làm SEO từ trong …nhận thức!“, một bài viết mình đã áp dụng khá tốt 4 bước làm Content phía trên. Và mang lại cho mình vô vàn hiệu ứng tích cực.
I. Xác định chủ đề của Content
Thường thì việc xác định được chủ đề của Content sẽ có 2 dạng:
- Được quyền quyết định (trong trường hợp bạn làm cho mình, đôi khi là tùy hứng thích cái này, thích cái kia, hoặc kể cả khi bạn làm cho người khác, nhưng bạn được quyền quyết định….)
- Không được quyền quyết định (trong trường hợp bạn làm cho công ty, bạn làm theo ý người khác,…)
Với quyền được quyết định, bạn sẽ phải đau đầu cân nhắc về việc mình sẽ viết gì? nên viết gì? và cần viết gì? Rõ ràng nó không dễ dàng gì đúng không. Dưới đây là một số cách để mình xác định được chủ đề cần viết.
- Lĩnh vực mình giỏi
- Lĩnh vực mình đam mê
- Chủ đề HOT, được nhiều người quan tâm
- Chủ đề MỚI, có khả năng tạo ra xu hướng
- Cảm xúc
Nếu ngoài mấy đề mục này, khả năng cao là Content của bạn dù có đầu tư tốt đến mấy cũng tạch, hoặc nhiều nhất nó chỉ có giá trị thời vụ, không hiệu quả.
Phần (1) và (2) thì giống như kiểu anh giỏi gì thì anh viết về cái đó đi, hay anh thích cái gì thì anh viết về cái đó với tất cả sự đam mê và lao đầu tìm hiểu nghiên cứu đi.
Nếu tới đây mà CEO của Facebook xin từ chức thì có lẽ đó là chủ đề HOT, các Content liên quan đến chủ đề này sẽ được quan tâm và sốt xình xịch, còn giờ mà viết thì khéo ăn gạch! Đó là phần (3).
Thời gian vừa rồi mình có tìm hiểu và nghiên cứu về Facebook Marketing, tìm ra một cách Targeting Audiences (hướng đến đối tượng mục tiêu) hiệu quả là GET UID. Và bài viết được lan truyền một cách nhanh chóng, mình được nhiều người trong ngành biết đến hơn, vì là người chia sẻ đầu tiên. Đó là một chủ đề mới, và đã tạo ra xu hướng.
Khỏi nói rồi, để đi đến túi tiền một người, bạn phải đi vào trái tim của họ, mà để vào được trái tim của họ thì cách nhanh nhất là từ trái tim đi đến trái tim, chỉ cần phần (1) hoặc (2) kết hợp với phần (5) – viết bài theo cảm xúc, và đó là ngưỡng cao nhất mà một người làm Content có thể đạt được đối với ngành của họ. Nếu Content của bạn chỉ riêng phần (5) thôi thì dạng Content của bạn lại theo một dạng khác, dù sao thì vẫn dễ lan truyền hơn.
Và hiệu ứng tốt nhất mà một người làm Content có thể đạt được, vượt ra khỏi ngành của họ, đó là kết hợp cả 5 phần trên!
Ví dụ với bài Xây dựng quy trình làm SEO từ trong …nhận thức!, mình đã chọn chủ đề dựa theo 3 phần: lĩnh vực mình giỏi, lĩnh vực mình đam mê, chủ đề HOT.
Sau đó, bạn hãy liệt kê ra tất cả mọi thứ bạn có thể tìm thấy, có thể nghĩ ra. Với bài trên mình liệt kê ra như sau:
Bạn giỏi cái gì?
- Digital Marketing
- Marketing Online
- SEO
- SEM
- Email Marketing
- …
Bạn thích cái gì?
- Nghiên cứu / ứng dụng Marketing Online
- Chia sẻ kiến thức
- Kết nối cộng đồng
- …
Các chủ đề HOT hiện nay trong ngành Marketing Online?
- Facebook Marketing
- SEO
- Adword
- Youtube Marketing
- MMO
- …
Từ 3 phần trên mình liệt kế được khá nhiều chủ đề cần viết:
- SEO in Marketing
- Làm SEO Onpage
- Làm SEO Offpage
- SEO & Social Media
- …