Seo

WordPress SEO & Social Media

Mình đã phải phân vân rất nhiều để nghĩ xem có nên viết bài chia sẻ này không, vì cao thủ làm SEO trên WordPress khá nhiều, và cũng có quá nhiều bài tutorial đỉnh của đỉnh rồi. Và mình quyết định chia sẻ theo cách của riêng mình, theo quan điểm của cá nhân mình, dựa trên những gì mình đã và đang làm. Vậy nên mọi sự so sánh và đánh giá đúng sai mình xin phép không nhận, và thực sự là với mình điều đó không quan trọng. WordPress là một nền tảng mã nguồn website được sử dụng rộng rãi và nhiều người biết đến, một phần vì sử dụng WordPress khá dễ dàng (kéo & thả), cộng đồng hỗ trợ đông, tài nguyên (theme & plugin) nhiều vô cùng, và quan trọng là WordPress hỗ trợ rất tốt trong việc giúp Website thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn (SEO).personal-website-4Thường trong SEO mọi người hay chia nhỏ ra thành 2 quy trình: Onpage và Offpage, ở Topic này mình xin loại bỏ 2 quy trình đó. Mình chỉ muốn đề cập đến 2 vấn đề là WordPress SEO và WordPress Social Media, nghĩa là chỉ có vấn đề Onpage (tối ưu website) được đề cập và tập trung tới.

WordPress SEO

Infographic WordPress SEO 

Infographic WordPress SEO 

Theme

1.1. Heading: Mọi người thường hay phải cấu hình các thẻ H1, H2, H3 mà không biết lý do vì sao phải cấu hình như thế. Và bạn đã đọc rất nhiều sách rồi đúng không? Bạn có bao giờ tìm đến phần mục lục và mở đến phần mình cần đọc chưa?google-headings.gif (600×362)Giờ hãy thử coi Website của bạn là một cuốn sách, và con Bot của Google là một người đọc sách. “Cuốn sách” của bạn cũng cần phải có mục lục chứ? Với WordPress mình có một vài gợi ý trong việc đặt thẻ Heading.

heading-home

Gợi ý về việc đặt các thẻ Heading tại trang chủ (Home)

heading-post

Gợi ý về việc đặt các thẻ Heading tại trang bài viết (Post/Page)

heading-archives

Gợi ý về việc đặt các thẻ Heading tại trang lưu trữ (Category/Search/Tag/Calendar/…)

1.2. NoFollow & DoFollow Thử tưởng tượng bạn có một cái vòi nước tưới cây, thay vì chỉ có một chỗ để xả nước, cái vòi có quá nhiều lỗ hổng ở thân, dẫn đến nước cứ văng tứ tung. Và bạn cần phải bịt các lỗ hổng không cần thiết đó lại. Nofollow (không cho phép theo đuôi) và Dofollow (cho phép theo đuôi) cũng có chức năng tương tự như vậy, hãy coi con Bot của Search Engine như những dòng nước đó, đừng để nó đi lung tung, không tốt đâu, bạn sẽ ướt hết đấy.nofollow_dofollow.bmp (450×451)Mặc định của một liên kết là DoFollow, và một vài gợi ý của mình trong việc xác định lúc nào cần phải NoFollow:

  • AnchorText có chứa những từ khóa không có giá trị về SEO. Ví dụ: contact, help, privacy, more, terms,…
  • Link không có giá trị khi được index trên Search Engines. Ví dụ: trungduc.net/wp-admin, trungduc.net/wp-content,…

1.3. UI & UX Đó là thiết kế giao diện người dùng và thiết kế trải nghiệm người dùng!

UX vs UI

Tại sao hai website cùng bán một sản phẩm tương tự nhau, có website bán được nhiều hơn, có website bán được ít hơn? Tại sao hai cửa hàng trực tuyến cùng bán một mặt hàng, của hàng này mặc dù bán đắt hơn nhưng vẫn bán chạy hơn cửa hàng kia bán rẻ hơn?…

Những câu hỏi tương tự đều có thể được giải đáp thông qua hai yếu tố thiết kế UI và UX. Hai yếu tố mới. Giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) là hai yếu tố quan trọng nhất của thương hiệu số. Trong nhiều lĩnh vực hiện nay, khách hàng kết nối và tương tác với doanh nghiệp, sản phẩm là các yếu tố kỹ thuật số (màn hình, màu sắc, thông tin…) chứ không phải là con người. Chẳng hạn, nhiều thương hiệu đã có dịch vụ trực tuyến như bán hàng, thử hàng, thậm chí xu hướng này còn lôi kéo nhiều thương hiệu thời trang tham gia với các công nghệ “gương 3D” giúp người dùng thử quần áo. Toàn bộ cuộc gặp gỡ của người dùng với các thương hiệu và sản phẩm đều dựa trên giao diện người dùng (UI) thông qua màn hình máy tính, smartphone hay tablet. Website bán được nhiều hàng hơn nhờ tập trung vào những tính năng mà phần lớn khách hàng cần dùng, với thiết kế đơn giản, phù hợp với hầu hết khách hàng; hỗ trợ cho việc bố cục sản phẩm rõ ràng, đẹp mắt… đơn giản, rõ ràng. UX là tất cả những gì liên quan đến cách, cảm giác khi mà người dùng tương tác và sử dụng sản phẩm, là cách mà họ hiểu về sản phẩm sẽ hoạt động thế nào, là cảm giác khi họ dùng sản phẩm, là cách mà sản phẩm đáp ứng mục đích của họ…

Vì vậy, sự trải nghiệm của khách hàng là yếu tố cần thiết trong việc xây dựng và định vị nhãn hiệu số. Nếu không có con người để hướng dẫn và thuyết phục người mua hàng, thì bán hàng kỹ thuật số hay thương hiệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số phải bắt đầu bằng thông điệp và hình ảnh đơn giản, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và phù hợp với bản sắc thương hiệu.

Bạn có thể xem xét một số tiêu chí được xem như chỉ số đánh giá (KPI) về các hoạt động hướng tới UX/UI:

  • Bao nhiêu phần trăm khách hàng của doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng kỹ thuật số hoặc dịch vụ kỹ thuật số?
  • Doanh nghiệp đã có đánh giá khách hàng hoặc nhóm khách hàng liên quan đến giao diện người dùng và yếu tố nhìn và cảm giác?
  • Doanh nghiệp đã có đánh giá UI / UX của các đối thủ cạnh tranh?
  • Dịch vụ đã có sẵn trên iPad, iPhone hay các thiết bị Android?

Một số gợi ý của mình trong việc thiết kế UI/UX:

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button