Chưa phân loại

Kinh Doanh Nội Thất Cần Bao Nhiêu Vốn?

Bạn đang có ý định kinh doanh đồ nội thất? Đây là lĩnh vực đang được đánh giá mang lại mức lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, để bắt đầu gia nhập vào thị trường này đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ càng và phải biết được kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn. Bạn đọc hãy dành ra vài phút để tham khảo bài viết của CTS Tìm Nguồn Hàng nhé!

Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?

Hiện nay vẫn còn rất nhiều người lầm tưởng rằng kinh doanh đồ nội thất cần số vốn lên tới hàng tỷ. Để trả lời cho câu hỏi kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. 

Một số chi phí cơ bản bắt buộc phải có cho việc kinh doanh bao gồm: 

  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh nội thất: Thông thường, giá thuê mặt bằng tại các trung tâm rơi vào khoảng 20 triệu trở lên, tại các khu vực thưa thớt hơn thì giá thuê dao động từ 10 – 15 triệu đồng. Chưa kể, việc thuê mặt bằng thường ký theo hợp đồng 3 – 6 tháng cùng tiền đặt cọc 1 tháng. Trong trường hợp bạn đã có sẵn mặt bằng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
  • Chi phí thiết kế cửa hàng: Về cơ bản, một showroom nội thất sẽ có những vật dụng như: hệ thống đèn, quầy thu ngân, giá kệ, bảng hiệu… Nếu cửa hàng quy mô nhỏ thì chi phí từ 5 – 7 triệu, còn cửa hàng lớn cần trưng bày nhiều mẫu mã phức tạp hơn thì chi phí lên đến 12 – 15 triệu đồng.
  • Chi phí thuê nhân viên: Đối với nhân viên fulltime sẽ có mức lương 7 – 10 triệu đồng hoặc cao hơn tùy vào quy mô cửa hàng.
  • Chi phí quảng cáo/Marketing: Đây là con đường ngắn nhất và đơn giản nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Bạn có thể sử dụng website kết hợp chạy quảng cáo Google hoặc Facebook để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Chi phí nhiều hay ít phụ thuộc vào loại hình dịch vụ bạn chọn.
  • Các khoản chi phí phát sinh
Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?

Tuy nhiên, để xác định kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn còn phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, giá vốn mặt hàng nhập. Vì vậy rất khó để xác định một con số chính xác. Nhưng nếu tính theo thị trường hiện tại thì bạn sẽ cần ít nhất 100 triệu – 500 triệu đồng.

Khi bạn đã xác định sơ lược kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn, việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch chi tiết các công việc cần làm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu trước những rủi ro khi kinh doanh mặt hàng này để có được cách giải quyết phù hợp.

Rủi ro khi kinh doanh nội thất cần biết

Cũng như bất cứ ngành nghề nào, kinh doanh đồ nội thất cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Trong đó, lỗ vốn phải dừng hoạt động khiến nhiều chủ kinh doanh e ngại khi có ý định bước chân vào thị trường này. Nếu cá nhân và doanh nghiệp có khả năng quản trị rủi ro tốt sẽ có cơ hội thành công cao.

Rủi ro về tồn kho nội thất

Rủi ro về hàng tồn kho, hàng trưng bày hiện hữu ở rất nhiều doanh nghiệp nhưng với ngành nội thất thì đó là vấn đề vô cùng quan trọng. Để có giá tốt thì phải sản xuất/đặt hàng với số lượng nhiều. Bởi vì cửa hàng phong phú, hấp dẫn khách hàng thì phải có nhiều mẫu trưng bày. Tuy nhiên, nội thất là mặt hàng nhanh lỗi mốt, dễ bắt chước, cồng kềnh, tốn diện tích và có giá trị cao. Vì vậy, nếu hàng tồn nhiều thì vốn sẽ dồn lại, phải bán hạ giá để thu hồi vốn, ăn mòn vào lợi nhuận. Những người kinh doanh nội thất có kinh nghiệm thường đảo hàng liên tục để giảm lượng hàng tồn kho lỗi thời. 

Rủi ro về tồn kho nội thất
Rủi ro về tồn kho nội thất

Một rủi ro khác khi kinh doanh nội thất là hàng bị trả lại, có thể do trầy xước, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, do sản xuất không đúng mẫu mã, kích thước, màu sắc… bị khách hàng từ chối hoặc đôi khi là khách hàng ảo. Sau khi đặt hàng, những sản phẩm này không chỉ phát sinh chi phí đến mức không còn lãi mà đôi khi phải hủy bỏ mặt hàng đó (đặc biệt đối với những sản phẩm đặt làm theo yêu cầu, mẫu mã không phổ biến). Nếu điều này xảy ra sẽ gây nhiều thiệt hại.

Rủi ro về lỗi mốt, thị hiếu khách hàng thay đổi

Nội thất là ngành mà khi bước chân vào kinh doanh bạn sẽ thấy một nghịch lý là nó hầu như không có bản quyền về mẫu mã sản phẩm. Bạn bỏ nhiều công sức tạo ra một món đồ nội thất mới và đăng lên website hay trưng bày tại cửa hàng nhưng chỉ vài ngày, vài tháng sau đã có rất nhiều đơn vị đối thủ cũng bán mẫu mã của bạn, thậm chí giá còn rẻ hơn. Không ai có thể phạt họ được bởi vì nội thất vẫn là một sản phẩm thủ công và phổ thông. Vì vậy bạn vẫn phải chấp nhận đây là rủi ro và tìm cách hạn chế nó.

Chính vì dễ dàng sao chép, bắt chước mẫu mã của nhau nên các sản phẩm nội thất rất nhanh bị lỗi mốt. Bên cạnh đó, xu hướng thiết kế, mẫu mã mới, chất liệu nội thất mới và thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục khiến các mẫu nội thất dễ lỗi thời. Điều đó đặt ra thử thách cho người kinh doanh là phải quản lý hàng tồn kho và luân chuyển mẫu mã liên tục. Nếu không, mặt hàng của bạn sẽ rất khó bán dẫn đến hàng tồn nhiều.

Rủi ro về chất lượng nguồn hàng nội thất

Thông thường, các doanh nghiệp nội thất lớn thường chủ động trong việc sản xuất. Nhưng nếu bạn chỉ vừa mới khởi nghiệp thì khá khó khăn. Vì vậy mà bạn phải nhập hàng từ các xưởng, đối tác. Một số rủi ro điển hình như:

  • Khó chủ động về mẫu mã và không linh hoạt. Ví dụ: khách hàng yêu cầu thay đổi chất liệu, kích thước, màu sắc… nhưng đối tác lại không làm được hoặc báo giá cao, chất lượng cũng không đảm bảo như yêu cầu dẫn đến mất khách hàng.
  • Hoặc khi bạn muốn thay đổi các mẫu mã cho mới lạ thì đối tác/nhà cung cấp không đáp ứng. 
  • Bên cạnh đó, nội thất nhập về từng đợt không giống nhau, chất lượng hay mẫu mã đều giảm sút khiến bạn thiệt hại nặng nề.
Rủi ro về chất lượng nguồn hàng nội thất
Rủi ro về chất lượng nguồn hàng nội thất

Đặc biệt, nhiều chủ kinh doanh bắt đầu khởi nghiệp chưa trang bị đủ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh nội thất dẫn đến nhập phải hàng giả, hàng nhái… gây mất lòng tin cho khách hàng. Đây là một trong những rủi ro phổ biến khi kinh doanh đồ nội thất.

Ngoài các rủi ro lớn đã kể trên, ngành kinh doanh nội thất còn gặp nhiều rủi ro khác như:

  • Rủi ro về cháy nổ (mặt hàng thường làm bằng vật liệu dễ cháy)
  • Rủi ro bị bùng hàng, khách hàng ảo
  • Rủi ro trong khâu kiểm soát chất lượng, tỷ giá hối đoái thay đổi, chi phí vận chuyển tăng…
  • Rủi ro dịch bệnh, giãn cách xã hội…

Cách kinh doanh nội thất hiệu quả

Từ những chia sẻ về kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn và những rủi ro kể trên, các bạn có thể rút ra một vài kinh nghiệm để việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Lên kế hoạch chi tiết nhất có thể

Lập kế hoạch chi tiết giúp người khởi nghiệp giúp người chủ kinh doanh trả lời được nhiều câu hỏi như: tính khả thi, số vốn cần có, cách huy động nguồn vốn, sản phẩm/dịch vụ chính là gì, quy mô, khách hàng mục tiêu, điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội và rủi ro… 

Lên kế hoạch chi tiết, phải xác định được kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn
Lên kế hoạch chi tiết, phải xác định được kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn

Bản kế hoạch cũng sẽ hình dung được các công việc cần làm như: địa điểm kinh doanh, cách bố trí sản phẩm, chính sách giá, nhà cung cấp, các chiến dịch Marketing, cách quản lý tài chính, nhân sự, rủi ro và cách giải quyết vấn đề.

Lựa chọn phân khúc khách hàng cung cấp

Khách hàng là đối tượng trực tiếp mang lại doanh thu cho cửa hàng. Vì vậy, không thể qua loa trong quá trình lựa chọn phân khúc khách hàng. Bạn cần xác định phân khúc khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập cao, các đơn vị/doanh nghiệp/tổ chức… hay những người có thu nhập trung bình khá.

Thấu hiểu khách hàng, nắm bắt hành vi mua hàng của họ sẽ giúp bạn đưa ra những chiến dịch marketing và định hướng kinh doanh phù hợp hơn. Khi nhắm đúng đối tượng khách hàng chắc chắn họ sẽ kiếm được lợi nhuận từ việc kinh doanh nội thất.

Lựa chọn các đơn vị uy tín để nhập hàng nội thất

Nguồn hàng cũng là yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh. Khi lựa chọn đơn vị làm đại lý hoặc nhà phân phối, bạn nên tìm hiểu kỹ chất lượng mặt hàng tại cơ sở đó. Nhà phân phối cũng cần có những chính sách chăm sóc, chương trình khuyến mãi, chính sách đổi trả, thời gian giao nhận… 

Lựa chọn các đơn vị uy tín để nhập hàng nội thất
Lựa chọn các đơn vị uy tín để nhập hàng nội thất

Ngoài ra, đơn vị đó cũng phải đảm bảo cung cấp được nhiều mặt hàng khác nhau để bạn có thêm nhiều lựa chọn. Khi đó, điều bạn cần làm là thương lượng giá cả sao cho phù hợp với khả năng và số vốn mà mình có.

Cân nhắc các đối tác nước ngoài như Trung Quốc

Nội thất nước ngoài nói chung và nội thất Trung Quốc nói riêng đã và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam bởi chất lượng sản phẩm ổn định, mẫu mã đa dạng bắt kịp xu hướng mà giá thành lại phải chăng hơn nhiều. Các xưởng sản xuất đồ nội thất hàng đầu hiện nay đều được đặt tại Phật Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc). Đây là địa chỉ cung cấp khối lượng nội thất khổng lồ cho cả Trung Quốc và thế giới.

Cân nhắc các đối tác nước ngoài như Trung Quốc
Cân nhắc các đối tác nước ngoài như Trung Quốc

Để tìm nguồn hàng nội thất đơn giản nhất, bạn có thể áp dụng cách mua hàng thông qua 3 cách: đặt hàng tại các trang Thương mại điện tử, sang trực tiếp để chọn và nhập mua hoặc đặt hàng tại thương hiệu Ikea Trung Quốc.

Xây dựng các chương trình Marketing, khuyến mãi giữ chân khách hàng

Tổ chức các chương trình Marketing, khuyến mãi là bước quan trọng của bất kỳ cửa hàng nào nếu muốn thành công. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp đều có thể trở thành đối thủ của mình. 

Xây dựng các chương trình Marketing, khuyến mãi giữ chân khách hàng
Xây dựng các chương trình Marketing, khuyến mãi giữ chân khách hàng

Chiến lược Marketing hiệu quả hiện nay thường được các doanh nghiệp áp dụng đó là đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của mọi người. Hình thức khuyến mãi phổ biến tại các doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Giảm giá sản phẩm
  • Tích điểm khi mua hàng
  • Tặng quà tri ân
  • Nâng cấp khách hàng

Trên đây là những lưu ý khi nhắc đến “Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?” mà CTS đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng cửa hàng nội thất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button