15 công cụ SEO miễn phí khá hay ho mà tôi thường sử dụng
Chưa bao giờ cảm thấy nản khi nói rằng tôi cực kỳ thích thú những công cụ miễn phí. Đó là lý do vì sao bài viết này tôi dành riêng để nói về những công cụ tốt nhất – những công cụ SEO miễn phí mà tôi thường xuyên sử dụng, chúng khiến tôi khá hài lòng. Thật tuyệt vời nếu bạn đang sở hữu một kho vũ khí khổng lồ, nhưng bạn sẽ trở nên “mạnh mẽ” hơn khi biết vận dụng thành thạo một vài loại vũ khí quyền năng trong số đó. Vì thế mà tôi đã liệt kê ra đây danh sách những công cụ mà tôi đã và đang sử dụng, kèm theo lời khuyên cho việc làm thế nào để những công cụ này trợ giúp cho bạn một cách đắc lực nhấtCuối bài, bạn sẽ thấy phiên bản 2014 của list này với những ghi chú về sự thay đổi của nó. Ngoài ra còn có thêm một danh sách về những công cụ SEO miễn phí khác nữa.
Không chần chừ thêm, đây là 15 món quà yêu thích tôi dành cho các bạn:
15. GTmetrix
Hiện nay, việc sở hữu một công cụ phân tích và kiểm tra tốc độ trang web của bạn để tối ưu nó là một phần thiết yếu của bộ công cụ SEO. Bất cứ điều gì tác động đến trải nghiệm người dùng (UX) thì đều ảnh hưởng đến SEO, và tốc độ trang web của bạn là vấn đề quan trọng đối với UX, đặc biệt là cho điện thoại di động. Thực tế, rất nhiều công cụ kiểm tra tốc độ trang đã có từ lâu, nhưng tôi nhận thấy rằng GTmetrix đáng tin cậy vì tính toàn diện và độ thân thiện với người sử dụng. Các công cụ kiểm tra tốc độ load trang khác cũng tốt như là Pingdom, WebPagetest và Google PageSpeed Insights. Cái cuối cùng đặc biệt hơn cả
14. Web Developer Toolbar
Web Developer Toolbar là một công cụ hỗ trợ khá tốt cho dân thiết kế web và các chuyên viên SEO với nhiều option cho việc debug và thăm dò trang web nhằm kiểm tra website của chúng ta có đúng chuẩn CSS, HTML hay không, đồng thời có thể xem nhanh cấu trúc và các thành phần khác của website.
13. SEO Quake Toolbar
SEO Quake là một công cụ mà các SEOer rất hay dùng, nó cung cấp cho chúng ta những dữ liệu về lưu lượng truy cập, đường link liên kết, chia sẻ mạng xã hội, tối ưu từ khóa on-page và nhiều thứ khác nữa. Trong website SEO Quake có rất nhiều tips hữu ích giúp bạn biết sẽ phải làm gì với những dữ liệu này.
12. Hootsuite
Vào năm 2015, các phương tiện truyền thông xã hội trở nên rất quan trọng để SEO thành công. Hootsuite là một trong những hệ thống quản lý phương tiện truyền thông xã hội dễ dàng và hiệu quả. Tôi không nói Hootsuite là công cụ tốt nhất, nhưng nó khá là quen thuộc với tôi và rất hữu ích cho việc quảng bá nội dung mới và có cơ hội cao trong việc tương tác với những người có tầm ảnh hưởng (Influencers).
11. Wayback Machine
Wayback Machine là một công cụ lưu trữ lịch sử Internet hoàn thiện nhất, cho phép bạn xem trang web của bạn tại những thời điểm trong quá khứ trông như thế nào. Ví dụ, khi tỷ lệ chuyển đổi đang giảm, trước khi mất nó hoàn toàn bạn cần phải biết trang của bạn đã thay đổi những gì, nhưng bạn không biết trước đây trang của bạn thế nào. Hãy dùng Wayback Machine để nhìn vào phiên bản cache của web, bạn sẽ thấy được web trước đây thế nào và giải mã, có lẽ một cái gì đó thay đổi đã làm giảm chuyển đổi chăng? Tôi không thể cho bạn biết đã bao nhiêu lần tôi sử dụng công cụ miễn phí này cho công việc dò tìm để crack những trường hợp lượng traffic “bị mất tích” không rõ nguyên do. Vậy nên, đối với tôi, Wayback Machine luôn giữ một vị trí đặc biệt hơn cả. Nếu những con số của trang web tự dưng có thay đổi hay một thứ gì đó của trang web đã thay đổi nhưng bạn lại không có một site back – up nào có sẵn cả thì hãy sử dụng Wayback Machine.
10. Chrome Developer Tools
Phím “F12” hiện nay còn được gọi là phím SEO, bởi vì nó là một phím tắt chính được xây dựng ngay bên trong Chrome mà nhiều người hiếm khi sử dụng hoặc chưa biết đến. Các bạn có thể dễ dàng mở Chrome DevTools với nhiều cách khác nhau. Nhưng đơn giản nhất vẫn là cách nhấp phím tắt F12 (hoặc Ctrl+Shift+I). Nếu các bạn muốn tiện hơn nữa, chúng ta có thể dễ dàng nhấp chuột phải và bất kỳ vị trí nào trên website của mình và chọn Inspect Element (Kiểm tra phần tử), công cụ này sẽ xuất hiện ngay bên dưới trình duyệt Google Chrome. Với Chrome DevToools, bạn có thể thực hiện một số các công việc liên quan đến SEO như là: kiểm tra trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động (UX mobile), SEO giả lập, chuẩn đoán tốc độ trang, lọc tách mã nguồn, kiểm tra tình trạng mã http và mocking-up chỉnh sửa trực tiếp đến một trang web (bao gồm cả thẻ tiêu đề và mô tả Meta trong SERPs).
9. Google Trends
Google Trends là công cụ thuộc Google Search cho phép chúng ta xem thống kê về việc tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa nào đó. Nó sẽ biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian để chúng ta biết khi nào thì mức độ quan tâm của một từ khóa tăng cao, khi nào thì giảm xuống thấp. Biểu đồ này hữu dụng khi bạn đang nghiên cứu về sự phổ biến của một vấn đề nào đó bởi vì bạn có thể đặt số liệu vào trong hoàn cảnh thời gian nhất định, do đó thông tin thu được sẽ có ý nghĩa hơn.
Đối với các Marketer nói chung, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp không có tính ổn định như công nghệ và thời trang, Google Trends có thể giúp bạn tìm ra xu hướng tìm kiếm từ khóa của người dùng để biết khách hàng của bạn đang quan tâm đến vấn đề gì. Nếu bạn có thể kiểm soát được việc phân tích xu hướng thị trường online đồng thời có được một bước tiến mới trước các đối thủ cạnh tranh thì có thể đem đến cho bạn những lợi nhuận rất lớn. Còn đối với những nhà tiếp thị tìm kiếm, hoàn toàn khôn ngoan nếu dùng Google Trends để phân tích những thay đổi trong hành vi truy vấn tìm kiếm. Ngay cả các nhà văn thường ngày có thể cải thiện phong cách viết của họ bằng cách hiểu được những xu hướng mà người dùng hay đọc.
Tóm lại, Google Trends là một cánh tay phải cực kỳ mạnh mẽ, hỗ trợ đắc lực cho chúng ta nhưng thường bị bỏ qua.