7 nguyên tắc conversion optimisation
Chi phí cho việc thu hút người truy cập có giá trị cao đến một website ngày càng cao vì các website đang cạnh tranh trên những khách hàng giống nhau. Với conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi) ở UK giảm 55% trong vòng 5 năm vừa qua thì cách tốt nhất để tăng hiệu quả đó chính là khai thác lượng người truy cập hiện tại với conversion optimisation.
Cùng với sự ra đời của báo cáo conversion rate optimisation vào năm 2012, bảy thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn tăng được thành công cho website của mình.
1. Thử nghiệm để tìm ra phương án tốt nhất
Đừng trông cậy vào cảm tính của mình khi thay đổi website. Bạn có thể có được kết quả tốt bằng cách thay đổi một cách ngẫu nhiên nội dung (copy, text) và đo lường khoảng bao lâu thì những nội dung này đạt được các mục tiêu conversion mong muốn. Tuy nhiên, không phải tất cả việc thử nghiệm đều giống nhau.
Ví dụ như, một sai lầm thường thấy đó là chính là so sánh các dữ liệu của trước và sau các thử nghiệm. Do nhiều phiên bản khác nhau được thử nghiệm trên nhiều khung thời gian khác nhau và dữ liệu có thể bị biến chuyển bởi các yếu tố như quảng cáo, thời tiết hay ngày trong tuần. Do đó bạn phải so sánh sự khác nhau trong một khoảng thời gian dài.
2. Chỉ những thay đổi rõ ràng mang đến những kết quả rõ ràng
Một landing page được thay đổi với nhiều màu sắc khác nhau thì cũng hiếm khi làm nên sự khác biệt gì rõ rệt. Bạn phải thử nghiệm các phiên bản khác nhau với sự khác biệt rõ ràng nhằm thu thập được những phát hiện có ý nghĩa về hành vi của người truy cập.
Cách tiếp cận này không nên là cách để tìm ra táo hay cam là tốt nhất mà là táo hay bình cứu hỏa là tốt nhất! Tất cả các yếu tố của một website đều phù hợp để thử nghiệm, ngay cả việc thay đổi hoàn toàn thiết kế và giao diện cũng có thể được thực hiện. Việc này có thể mang đến kết quả tốt hơn là thay đổi từng yếu tố một.
Thật sự thì có một vài thay đổi nhỏ (ví dụ như nội dung) có thể có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi người truy cập, nhưng những yếu tố này cần được xác định chắc chắn. Hình ảnh, thông tin, danh sách, nội dung và nút bấm đều là những yếu tố mạnh.
3. Tối ưu những nơi mà có thể có hiệu quả mạnh nhất
Việc bắt đầu tại những nơi mà có thể đạt được những kết quả tốt nhất là rất quan trọng. Lượng khách truy cập có thể tăng 100% ở trang cuối cùng của quá trình mua hàng, nhưng có thể doanh thu bán hàng chỉ tăng ít vì chỉ một lượng phần trăm nhỏ trên tổng số khách truy cập thấy trang này.
Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn bắt đầu với những trang có nhiều khách truy cập – và có bounce rate cao như là landing page.
4. Thế giới phức tạp hơn là chỉ A và B
Các thử nghiệm đơn giản với một vài yếu tố bị thay đổi là một khởi đầu tốt. Tuy nhiên, bạn sẽ nhanh chóng đạt đến điểm mà cần phải thực hiện những thử nghiệm phức tạp hơn để có được những kết quả rõ rệt.
Các thử nghiệm đa biến rất hữu ích trong việc tinh chỉnh các thử nghiệm phân chia. Trong suốt quá trình thử nghiệm phân chia, từng phiên bản website với những yếu tố khác nhau sẽ được thử nghiệm và so sánh với nhau chứ không phải thử nghiệm hiệu quả của từng yếu tố khác nhau. Trong thử nghiệm đa biến, bạn sẽ thử nghiệm tất cả các sự kết hợp có thể được của các yếu tố sẵn có.
Và điều này có thể dẫn đến có khoảng 100 phiên bản website khác nhau, và phiên bản nào có được số lượng khách truy cập nhiều nhất thì phiên bản đó tốt nhất. Những kết quả này rất đáng giá vì chúng chỉ ra được kết hợp nào là có tiềm năng nhất cũng như tầm quan trọng của từng yếu tố đơn lẻ.
5. Các checklist không giúp gì được
Website của bạn có một nhóm khách truy cập độc nhất. Không ai có thể nói cho bạn biết những gì khách truy cập của bạn muốn hay không muốn. Điều này áp dụng cho tất cả các khía cạnh của website của bạn.
Vì vậy, bạn phải cẩn thận khi áp dụng các lời khuyên hay thủ thuật chung chung. Tất cả các thay đổi cho một website đều nên được thử nghiệm trước. Điều này giúp tránh lãnh phí thời gian và tiền bạc vô ích.
6. Conversion không phải là tất cả cũng không chấm dứt tất cả
Bạn cần phải xác định rõ từng mục tiêu conversion cụ thể (giỏ hàng, quy trình đặt hàng, mua hàng, thông tin liên lạc, download …) và hãy nhớ rằng từng mục tiêu cụ thể sẽ ảnh hưởng đến từng kiểu tối ưu hóa của bạn.
Mỗi conversion cũng nên được đánh giá chất lượng để tăng sự thành công của conversion optimisation. Ví dụ như, sự hoàn chỉnh là yếu tố cần xem xét khi nhìn vào việc đăng ký hay yêu cầu xin thông tin liên lạc và những hồ sơ nào có địa chỉ bưu chính thì sẽ được coi trọng hơn những cái không có.
Đối với các chiến dịch xây dựng thương hiệu, việc đánh giá dựa trên cơ sở của conversion có thể được xem là thành công trong ngắn hạn nhưng lại chứng minh là một bất lợi cạnh tranh trong dài hạn.
7. Cẩn thận các số thống kê
Thử nghiệm chưa thật sự bắt đầu và conversion rate đã đạt đến một con số không tưởng. Vậy tại sao không nhanh chóng tắt ngay phiên bản cũ và dùng phiên bản mới ngay lập tức? Đừng làm thế.
Thống kê rất dễ bị lỗi và những sai sót này có thể rất tốn kém vì chúng phủ nhận toàn bộ việc tối ưu hóa và chắc chắn rằng conversion rate không chỉ không tăng mà còn giảm mạnh.
Một danh sách với rất ít dữ liệu là sai sót thường gặp nhất. Một thử nghiệm nên được thực hiện trong ít nhất một tuần và hai cuối tuần. Ngoài ra, nên có ít nhất 50 conversion cho mỗi phiên bản trong khoảng thời gian này. Tùy thuộc vào nhóm đối tượng mà con số có thể dao động mạnh trong một số ngày nhất định, khiến cho bạn cần phải kéo dài thời gian thử nghiệm hơn ban đầu.